Dữ liệu cá nhân trở thành tài sản quý

Dữ liệu người dùng

Dữ liệu không chỉ bao gồm tên tuổi, số điện thoại, địa chỉ hay những thông tin cơ bản của người dùng Internet và mạng xã hội, mà đó là khái niệm rộng hơn rất nhiều. Chẳng hạn như hành vi, thái độ, nhận xét, đánh giá hay sở thích, thói quen của người dùng thông qua tương tác cá nhân hay là nhóm trên các nền tảng Internet và mạng xã hội. Nguồn dữ liệu của Việt Nam bao gồm cả dữ liệu từ BigData, AI, IoT, blockchain của các hãng công nghệ nước ngoài và các công ty công nghệ Việt Nam.

Dữ liệu được ví như nguồn tài nguyên “dầu mỏ” trong thế kỷ 21, mang lại nguồn lợi lớn cho phát triển kinh tế – xã hội trong kỷ nguyên dữ liệu hoá. Trong báo cáo e-Conomy SEA 2021 vừa được Google, Temasek và Bain & Company công bố hồi tháng 11, đưa ra nhận định nền kinh tế Internet của Việt Nam dự báo trở thành nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, đạt 220 tỷ USD về Tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào năm 2030.

Dữ liệu cá nhân
Dữ liệu cá nhân

Hiện nay những mạng xã hội lớn đều tăng trưởng từ con số vài trăm triệu lên tới hàng tỷ người dùng. Là những nền tảng cho phép người dùng sử dụng “miễn phí”, Facebook hay YouTube thu hút lại doanh thu bằng cách quảng cáo, và họ không thể quảng cáo hiệu quả nếu không biết rõ khách hàng của mình.

Hàng trăm, hàng nghìn thông tin và hành động mà người dùng để lại mỗi ngày chính là những dữ liệu giúp cho các mạng xã hội lập ra được “hồ sơ” chuẩn xác nhất của người dùng. Kết hợp với những thuật toán sử dụng trí tuệ nhân tạo, tập hồ sơ ảo này có thể tiết lộ thông tin về một người mà người đó chưa chắc đã nhận ra.

Số lượng khổng lồ, lại là nguồn cung cấp thông tin quý giá khiến cho dữ liệu trở thành “nhiên liệu” giá rẻ để các mạng xã hội phát triển thần tốc. Tuy nhiên, đi kèm với khai thác thì bảo vệ dữ liệu cũng là một trong những thách thức lớn nhất của giới công nghệ trong thập niên 2020.

Trong số những bê bối về dữ liệu người dùng, vụ Facebook làm lộ dữ liệu của 87 triệu người dùng với công ty phân tích Cambridge Analytica đứng đầu về quy mô. Sau khi bị lộ, dữ liệu của người dùng đã bị công ty này khai thác để đưa ra những cảnh báo tốt nhất trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Việc Facebook làm lộ số dữ liệu này khiến cho Mark Zuckerberg và cả nước Mỹ bước vào cuộc tranh luận dài.

Trong khi Mỹ vẫn còn đang tranh luận, châu Âu đã đi trước một bước với luật bảo vệ dữ liệu nói chung (GDPR). Những công ty khai thác dữ liệu phải minh bạch với người dùng các dữ liệu họ khai thác và cho người dùng lựa chọn. Đây là nỗ lực mới nhất của châu Âu để bảo vệ dữ liệu của người dùng.

“Tôi cảm thấy như mọi người tham gia vào một quả cầu công nghệ, nhưng họ lại không mang theo những quyền cơ bản của mình”, bà Vera Jourova, ủy viên công lý, người tiêu dùng và cân bằng giới của Liên minh châu Âu giải thích.

Theo bà Jourova, tiêu chuẩn GDPR có thể được “xuất khẩu”. Nhật, Hàn Quốc, Argentina hay Chile có thể là những quốc gia đầu tiên ngoài châu Âu áp dụng tiêu chuẩn. Mỹ cũng có thể sớm học tập tiêu chuẩn này. Dữ liệu người dùng được tôn trọng có thể sẽ là bước đi đầu tiên để các công ty công nghệ khổng lồ tỉnh táo và sử dụng hợp lý hơn dữ liệu.

Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?